Lễ Dạm Ngõ trong ăn hỏi Hải Phòng

Trong các thủ tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam ngày nay có 3 lễ chính đó là: Lễ dạm ngõ, Lễ ăn hỏi và Lễ thành hôn ( Hoặc lễ vu quy). Trong bài viết này sẽ đề cập đến các đến các vấn đề liên quan đến Lễ dạm ngõ, để tránh những bỡ ngỡ mà gia đình 2 bên có thể mắc phải Phi Điệp Wedding xin hướng dẫn một cách chi tiết về các thủ tục trong Lễ dạm ngõ của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam để gia đình có thể chuẩn bị một cách kĩ càng hơn.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ không thể thiếu trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ của hôn nhân của hai gia đình. Lễ chạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân.

Những người tham dự buổi Lễ dạm ngõ?

Ngày nay cuộc sống bận rộn nên số người tham dự buổi Lễ dạm ngõ cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều. Trong buổi lễ này thành phần tham dự bao gồm: 2 nhân vật chính và bố mẹ 2 bên gia đình, ngoài ra có thể mời thêm một số họ hàng hoặc bạn bè thân thiết nếu cảm thấy cần thiết. Đây sẽ là một buổi gặp mặt mang tính chất thân mật nên không cần quá nhiều người.

Lễ vật trong Lễ dạm ngõ?

Lễ vật trong Lễ dạm ngõ là lễ vật do nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái để xin phép gia đình cho đôi trẻ và gia đình chính thức qua lại. Do phong tục mỗi vùng miền khác nhau nên lễ vật trong Lễ dạm ngõ cũng có đôi chút khác biệt. Là một thương hiệu có tiếng tại Việt Nam về Lễ dạm ngõ và có chi nhánh tại 3 miền Bắc – Trung – Nam nên chúng tôi mong muốn khách hàng có một sự hiểu biết nhất định về lễ vật để chuẩn bị được chu đáo hơn đặc biệt là đối với các gia đình sinh sống tại 2 vùng miền khác nhau để quyết định xem Lễ dạm ngõ của gia đình sẽ thực hiện theo phong tục của vùng miền nào.

Miền Bắc: Lễ vật trong Lễ dạm ngõ của người Miền Bắc ngày nay thường được giản tiện và số lễ vật thường là số lẻ: 1chai rượu, 1 bao thuốc lá, 1 hộp trà, 1 hộp mứt sen, 5 bánh cốm, 5 bánh xu xê, trầu cau ( thường là 9-11-15 quả). Ngoài ra nếu cầu kì hơn có thể thêm một số loại lễ vật khác cho thêm phần phong phú: Bánh kẹo, hoa quả…. tùy theo yêu cầu của gia đình 2 bên.

Miền Trung: Trong Lễ dạm ngõ của người Miền Trung thì không thể thiếu: 1 chai rượu, trầu cau, ngoài ra có thể thêm một số loại bánh, có thể là bánh đặc sản của địa phương để thể hiện sự gần gũi của 2 bên gia đình.

Miền Nam: (Miền Tây Nam Bộ còn gọi là “Đám nói”) Lễ vật trong Lễ dạm ngõ của người Miền Nam trái ngược với người miền Bắc và là chẵn: 1cặp rượu, 1 cặp trà, trầu cau. ( Đặc biệt người Miền Nam không dùng thuốc lá trong lễ Dạm ngõ và Lễ ăn hỏi như phong tục người Miền Bắc). Ngoài ra có thể thêm 1 mâm trái cây riêng hoặc có thể kết chung vào 1 mâm tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình.

 

Trình tự các bước trong Lễ dạm ngõ?

Lễ dạm ngõ không phải là lễ trọng trong 3 lễ nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ, vì vậy nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy hơi đường đột, không có khởi đầu.Trình tự trong Lễ dạm ngõ của 3 miền nhìn chung thường khá tương đồng và không có mấy khác biệt. Khi đến nhà gái vì không có quá nhiều người đi cùng và thường chỉ có bố mẹ và 1 số họ hàng lớn tuổi nên lễ vật thường được chú rể phụ trách bưng bê vào nhà gái. Sau khi đã yên vị ở nhà gái 2 bên gia đình sẽ chào hỏi nhau và bố chú rể hoặc 1 người họ hàng nhà trai ( thường là người ăn nói khéo léo hoặc lớn tuổi) sẽ giới thiệu bản thân các thành phần tham dự buổi lễ. Nhà trai sau khi trình lễ vật sẽ xin phép nhà gái cho phép đôi trẻ tiến tới hôn nhân qua việc đưa ra ngày dự định tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới và hỏi ý kiến nhà gái về số lượng tráp ( hay mâm quả) để nhà trai tiến hành chuẩn bị trong lễ ăn hỏi… Đây là buổi gặp mặt ban đầu và mang tính chất thân mật nên 2 bên gia đình thường trò chuyện một cách cởi mở để bàn bạc những vấn đề liên quan đến hôn nhân của đôi trẻ.

Trên đây là những chia sẻ của hiệu bánh Thanh Lịch nhằm cung cấp cho các cặp uyên ương để tránh những bỡ ngỡ trong ngày trọng đại này, đặc biệt là hiện nay có rất nhiều cặp đôi khác vùng miền kết hôn bài viết sẽ giúp cho gia đình có được sự lựa chọn hợp lý hơn khi quyết định Lễ dạm ngõ sẽ theo phong tục vùng miền nào.

LE DAM NGO

LE DAM NGO in Vietnam is traditional cultural ceremony that is the first step of wedding ceremony. It is a kind of “proposal ceremony”.
In the Vietnamese traditional wedding, there are three main ceremonies: the propasal ceremony , the engagement ceremony, and the wedding ceremony . In this article, Phi Điệp Wedding will introduce about the proposal ceremony and detailed guidance on all steps taking in this ceremony in the North, the Central and the South of Vietnam. Based on that, couples and their family can prepare their wedding in the most careful way.

What is the proposal ceremony in Vietnam?

The propasal ceremony is an important ritual in the marriage customs of the Vietnamese. This ceremony is a meeting between two families to formalize the relationship of the couple. The groom’s family asked the bride’s family to let the couple know each other more thoroughly before going to marriage.

Who can attend the ceremony?

This is a small and warm ceremony between two families so that excluding bride and grum, the participants are usually their parents, close relatives and close friends.

Present in the propasal ceremony?

Presents in the proposal ceremony are different in three regions in Vietnam due to the traditional culture diversity.

In the North of VietNam: The gifts are usually simple. including 1 bottle of wine, 1 box of cigarettes, 1 box of tea, 1 box of lotus jam, 5 rolls of cereal, 5 rolls husband- wife , betet and areca (usually 9-11-15 fruits). In addition, you can add some other kinds of gifts to add rich such as Chocolate, fruit….

In the Central of VietNam: The gifts is indispensable: 1 bottle of wine, betet and areca, in addition can add some kinds of cake, especially traditional cakes, It shows the respect and closeness of two families.

In the South of VietNam: The gifts include : 2 bottles of wine, 2 boxes of of tea, betet and areca. (Especially, people in the South of Vietnam do not use tobacco in the propasal and the engagement ceremony like people in the North). In addition, you can add a tray or fruits depending on the needs of the family.

What are the steps in the propasal ceremony?

The proposal ceremony is not the most importance in three ceremonies but is an indispensable ceremony in the process of marriage, so if you ignore this ceremony and go directly to the engagement ceremony, things will feel a bit broken, no begining. The sequence of the propasal ceremony of the three regions are generally quite similar and not much difference.
There are not too many people attending the ceremony, so the groom will bring the gift into bride’s house. Once settled in the house, all of them will greet each other and the groom’s father or a relatives (often clever or elderly) will introduce themselves to the participants at this ceremony. The groom’s family will ask for permission from the bride’s family to allow the couple to marry by giving the date of the engagement and the wedding and consulting with the bride’s parents about the number of tray in the engagement. This is an intimate meeting, so the two families often talk openly to discuss issues related to marriage of couple.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Với Chúng Tôi
Gọi: 0936 636 455