THAM KHẢO 9 MÂM LỄ TRÁP ĂN HỎI

GỌI ĐIỆN TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ 0936 636 455

MÂM TRÁP SƠN MÀI CAO CẤPDUY NHẤT TẠI HẢI PHÒNG

Phong tục ăn hỏi ở Hải Phòng

Hải Phòng là nơi có tục lệ ăn hỏi khá đặc trưng khi các mâm ăn hỏi Hải Phòng luôn phải có một mâm bánh nướng và một mâm bánh dẻo. Tục lệ này cũng gần giống với tục lệ phải có bánh cốm của người Hà Nội vậy. Với những nét đặc trưng như vậy, chắc hẳn không ít các bạn trẻ còn bỡ ngỡ và bối rồi khi chuẩn bị một lễ ăn hỏi thật trọn vẹn cho ngày trọng đại của mình. Sau đây, Thanh Lịch chúng tôi xin liệt kê các bước chuẩn bị cho cả nhà trai và nhà gái.

Lễ Dạm Ngõ là gì

Ngày nay, các nghi thức, thủ tục rườm rà đã được giản lược đi rất nhiều, từ 6 giảm còn 3 lễ. Trong đó, lễ dạm ngõ vẫn là bước đầu tiên, quan trọng “mở hàng” cho 2 nghi lễ tiếp theo là lễ ăn hỏi và lễ đón dâu được diễn ra suôn sẻ.

Lễ dạm ngõ chính là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện của đôi bên. Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân, họ vẫn cần cha mẹ hai bên có buổi gặp mặt, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện trăm năm.

Sính lễ cho lễ nạp tài là gì?

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi lễ dạm ngõ gồm những gì chính là lễ vật nhà trai mang đến nhà gái trong buổi lễ này. Phần lễ vật này cũng đơn giản, bao gồm: cơi trầu cau – lễ vật bắt buộc phải có trong thủ tục dạm ngõ của người Việt, với quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cùng với đó là cặp trà, rượu được gói trong giấy kính đỏ và trái cây.

Lễ vật này có thể thay đổi một chút tùy phong tục cưới hỏi của từng vùng, miền. Ở miền Trung, lễ vật có thể có thêm bánh Hồng, một loại bánh đặc trưng của vùng Bình Định, Phú Yên. Trong khi đó, lễ dạm ngõ miền Nam, hay còn gọi là đám nói, lại có lễ vật đơn giản với cơi trầu cau têm cánh phượng và cặp rượu.

sinh-le-dam-ngo-an-hoi-o-hai-phong

Lễ vật trong lễ dạm ngõ đơn giản, không cần quá cầu kỳ.

Về phía nhà gái nên dọn dẹp sạch sẽ, trang trí bàn thờ gia tiên, nhà cửa để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ. Chuẩn bị bàn ghế, bánh trái để tiếp khách. Tùy điều kiện, có thể chuẩn bị bữa cơm thân mật để mời đại diện nhà trai dùng bữa sau khi buổi lễ kết thúc, nhằm gia tăng tình cảm giữa hai nhà.

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

thanh-phan-tham-du-dam-ngo-an-hoi-o-hai-phong

Do đây chỉ là buổi gặp mặt nội bộ của hai bên gia đình, nên thành phần tham dự cũng không quá đông, khoảng tối đa là 7 người đại diện mỗi gia đình là vừa đẹp. Ngoài cha mẹ hai bên, đại diện gia đình có thể là ông bà, người có tiếng nói trong nhà, trong dòng họ cùng với cô, dì, chú, bác thân thích…

Trình tự lễ dạm ngõ

Đúng ngày, giờ đã hẹn, nhà trai sẽ đến nhà gái tiến hành lễ dạm ngõ.

Đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Tiếp đó, vị đại diện sẽ phát biểu trong lễ dạm ngõ, trình bày lý do đến nhà gái, trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã được chuẩn bị, xin phép để hai con được chính thức đi lại và tính đến chuyện trăm năm.

Đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị đi lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho đôi trẻ thắp hương nhằm báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới được tốt đẹp.

Cả hai nhà cùng bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng các yêu cầu như việc thách cưới, lễ vật, thời gian tổ chức và đi đến sự thống nhất.

Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở nhà hàng để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình nếu có điều kiện.

trinh-tu-dam-ngo-an-hoi-o-hai-phong

Có lẽ bạn đã hình dung tổng quan được một buổi lễ dạm ngõ gồm những gì và cần phải chuẩn bị ra sao để có được sự chu toàn cho buổi lễ “mở hàng” này. Dù không cầu kỳ và bị đặt nặng lễ nghi, thủ tục nhưng buổi lễ dạm ngõ cũng cần được chuẩn bị chu đáo để tiến hành thật trang trọng, ấm cúng, đúng với tinh thần “đầu xuôi đuôi lọt” giúp chuyện hôn nhân được thuận lợi và tốt đẹp nhất.

Xem thêm:  Tráp dạm Ngõ bao gồm những gì trước ngày lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Lễ ăn hỏi trọn gói là sự thông báo chính thức về việc nên vợ, nên chồng của đôi trai gái với hai họ, được tiến hành sau lễ dạm ngõ và trước lễ cưới. Ở miền Bắc, sau khi chọn ngày lành tháng tốt, nhà trai gồm các bô lão trong họ, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái, các tráp này sẽ được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ tráp.

Trong màn trao tráp và đỡ tráp này các bạn nam và nữ sẽ trao đổi nhau những phong bì lì xì với một số tiền nhỏ đã được hai nhà chuẩn bị trước. Nhà gái nhận lễ vật tức là đã chính thức công nhận việc gả con gái cho nhà trai, cô dâu chú rể có thể bắt đầu tập gọi bố mẹ. Lễ ăn hỏi trọn gói ở miền Bắc thường dùng số lẻ 5 – 7 – 9 – 11 tráp nhưng số lượng đồ trong tráp ăn hỏi lại là số chẵn 100 – 130 – 150 xuất chia. Ngoài tráp ăn hỏi ra còn có lễ đen là tiền lễ đi kèm với các tráp ăn hỏi sẽ cho vào 3 phong bì to để vào cùng tráp ăn hỏi.

Thủ tục của lễ ăn hỏi trọn gói là nhà gái dựng rạp và chuẩn bị phông màn bàn ghế bánh kẹo để đón tiếp nhà trai, khi nhà trai đến và sau khi hai bên gia đình đã an tọa thì đại diện nhà trai và nhà gái sẽ đứng lên phát biểu chính thức ngỏ ý về việc dựng vợ gả chồng. Sau khi hai bên gia đình đã đồng ý thì có phần mở lễ và trao lễ của hai bà mẹ và sau đó chú rể sẽ lên đón cô đâu rồi cùng với bố mẹ vợ sẽ mang một ít đồ lễ lên bàn thờ tổ tiên để làm lễ và thắp hương báo cáo với tổ tiên nhà gái. Kết thúc chú rể đưa cô dâu xuống nhà ra mắt hai họ và rót nước, mời trầu gia đình hai bên.

Nhà gái sẽ lấy một ít đồ lễ đưa lại cho nhà trai gọi là lại quả, lưu ý là quá trình bóc lấy đồ lễ chỉ làm bằng tay hoặc dùng bật lửa đốt dây buộc chứ kiêng không dùng dao kéo cắt. Sau lễ ăn hỏi gia đình thường làm cỗ mời họ hàng và những người đến dự dùng tiệc.

Xem thêm : 9 Tráp ăn hỏi truyền thống Hải Phòng gồm có những gì ?

Nhà trai cần phải chuẩn bị những gì trong lễ ăn hỏi?

Bên phía nhà trai đóng vai trò rất quan trọng trong ngày này vì thế mà từ trang phục đến lễ vật ăn hỏi rất được trau chuốt. Đám hỏi cần những gì là đủ để nhà trai có thể tỏ lòng cảm ơn thể hiện sự tôn trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái và cô dâu.

Về phần trang phục

Trong ngày lễ đám hỏi này thì nhà trai cần chuẩn bị trang phục gọn gàng, tươm tất. Trang phục chú rể thường kết hợp giữa áo sơ mi với quần tây cùng với áo vest khoác ở ngoài. Hoặc cũng như cô dâu, chú rể có thể mặc áo dài cách tân phối với chiếc quần jean đen và chọn cho mình đôi giầy tây hợp với âu phục. Điều này thể hiện sự giàu có, trang nhã của chú rể làm đẹp mắt hai bên họ hàng.

chu-re-mac-gi-trong-an-hoi

Trang phục áo dài cách tân là sự chọn lựa mới mẻ cho chú rể trong đám hỏi.

Đám hỏi cần những gì khác về trang phục? Về phía gia đình nhà trai, đối với các bà, các mẹ thì mặc áo dài và các ông, bố, chú mặc vest chỉnh tề nhằm tạo sự trang trọng cho buổi lễ và sự đánh giá cao trong mắt gia đình nhà gái.

Sính lễ nhà trai trong đám hỏi cần chuẩn bị

Sính lễ chính là vật phẩm nhà trai mang đến để xin hỏi gả cưới cô dâu cũng như là lễ vật cảm ơn của nhà trai. Trước ngày gần đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị mâm quả để mang sang nhà gái. Tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc. Mâm quả gồm:

Sính lễ trong đám hỏi được nhà trai chuẩn bị theo nghi thức truyền thống

Trầu cau

Đây là mâm quả tượng trưng cho tình yêu sắt son, mặn nồng của cặp uyên ương. Trong mâm quả, trầu cau được để nguyên buồng, quả cau phải thật đều tròn. Cần chọn buồng cau xanh tươi, được bẻ khéo léo, không nên dùng dao cắt buồng cau tránh cho đôi uyên ương chia ly sau khi cưới.

Trầu cau được sắp xếp không quá cầu kì nhưng thể hiện đẹp mắt

Có 80 hoặc 100 lá trầu trong mâm quả. Lá được chọn to tròn, đều xanh không bị rách hay và vàng úa. Nhà trai có thể tự sắp lễ hoặc nhờ đơn vị dịch vụ chuyên sắp lễ đám hỏi để kết mâm ăn hỏi cho đẹp.

Rượu và thuốc lá

Mâm rượu và thuốc cũng được xếp vào sính lễ đám hỏi không thể thiếu. Cách sắp mâm lễ rượu thuốc đơn giản cũng tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho sính lễ. Mâm rượu này chuẩn bị để chú rể tự tay bê vào nhà gái.

Rượu hoặc thuốc lá mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và thành kính mà con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Bánh ăn hỏi

Mâm bánh ăn hỏi bao gồm bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay bánh trưng, bánh dầy. Đây chính là những lễ vật ăn hỏi không thể thiếu và thường đi có đôi có cặp như bánh cốm – bánh phu thê, bánh trưng- bánh dầy.

Mâm này thường được xếp theo kiểu hình tháp, sau đó gắn nơ và dây ruy băng, hoặc chữ song hỷ từ đỉnh xuống

Chè – mứt sen

Chè trong lễ ăn hỏi chính là lễ vật mang ý kính trọng tượng trưng cho sự thảo hiếu của con cái với tổ tiên và là mâm lễ thể hiện tình cảm với anh em họ hàng. Trong khi đó, mứt sen chính là lễ vật ăn hỏi mang đậm ý nghĩa sum vầy ngày tết, đồng thời tượng trưng cho sự kết trái của cặp đôi.

Chè và mứt sen thường đóng thành hộp nên bạn cũng kết mâm theo hình tháp, trang trí thêm chữ song hỷ, gắn nơ ruy băng và sợi kim tuyết bao quanh bên ngoài.

Hoa quả tươi chính là lễ vật không thể thiếu cho câu hỏi đám hỏi cần gì. Mâm hoa quả thường được xếp hình rồng phượng. Mâm hoa quả vô cùng bắt mắt với ý nghĩa chúc phúc cho sự giàu sang, phú quý

Nhà gái trong đám hỏi cần những gì

Đám hỏi từ lâu đã trở thành một nghi thức quan trọng truyền thống không thể thiếu và thường diễn…

Lễ vật ăn hỏi khác

Ngoài ra còn có một số lễ vật ăn hỏi khác như lợn quay, xôi đỗ hoa mai hay bánh kem… Mỗi lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho các cặp đôi hạnh phúc, giàu sang.

Bánh kem cũng được các cặp yêu thích cho vào mâm sính lễ. Tập tục này bắt đầu có từ thời Pháp và được nhiều đám hỏi áp dụng

heo-quay-an-hoi

Heo quay cũng dần xuất hiện nhiều trong sính lễ của một đám hỏi

Xôi và gà thường thấy trong mâm quả của người miền Nam.

Phương tiện đi lại

Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần lên kế hoạch, tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh rủi ro. Ngoài ra, nhà trai cũng nên tính toán phương tiện đi lại phù hợp để đưa các thành viên sang nhà gái, như xe ô tô, xe khách, ghe thuyền…

Gia đình nhà trai cũng cần chuẩn bị một đội ngũ nam thanh, nữ tú trẻ trung còn độc thân để bê mâm quả. Số lượng người bê tương ứng với số lượng mâm quả.

Lễ đám hỏi cũng đòi hỏi sự trang trọng và sắp xếp các thành viên nhà trai kỹ lưỡng như đám rước dâu.

 

Nhà gái cần chuẩn bị những gì trong lễ ăn hỏi?

Đám hỏi cần những gì từ phía gia đình cô dâu, đây là điều mà các bạn trẻ còn băn khoăn? Đối với các đôi ngày nay thì mong muốn có một đám hỏi với những phần chuẩn bị, trang trí cách tân hơn, đẹp và lạ mắt hơn.

Chuẩn bị trang phục

Đây là điều mà các cô dâu cần chuẩn bị tươm tất, kĩ lưỡng sớm khoảng một tháng. Trang phục trong đám hỏi bạn có thể thuê hoặc đặt may. Quan trọng là bạn nên mặc áo dài truyền thống trong nghi thức quan trọng này. Cùng với đó bạn có thể chọn cho mình một đôi giày cao gót nhằm tôn dáng hơn. Một số phụ kiện như dây chuyền, bông tai, lắc, điểm lên trang phục, chăm chút make-up kĩ việc này thể hiện sự giàu sang, sung túc, đẹp mắt bố mẹ hai bên.

nha-gai-mac-gi-trong-le-an-hoi

Trang phục áo dài truyền thống luôn được ưa chuộng trong đám hỏi.

Ngoài ra bên phía nhà gái cũng cần chuẩn bị trang phục: bà/mẹ thì mặc áo dài, ông/ bố thì mặc comple. Điều này giúp buổi lễ trang nghiêm hơn, tạo cảm giác thoải mái trong mắt bên nhà trai.

Không gian tại nhà

Trước ngày diễn ra đám hỏi nhà gái cần nên dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa. Đặc biệt là bàn gia tiên, cần lau dọn, bày biện trái cây, đơm hoa chu đáo cho nơi nghi thức được tiến hành giữa hai bên họ hàng.

Bàn gia tiên cần được trang hoàng tỉ mỉ, chu toàn vì là nơi diễn ra nghi thức.

Tiếp theo là trang trí phông bạt nhà đám hỏi. Nhà gái có thể thuê đội ngũ trang trí để có thể tạo ra bàn tiệc đẹp. Bàn mâm quả sẽ được trải khăn, bàn ghế được thắt gen đỏ cho hai họ ngồi, những chai nước uống trang trí theo theme, bộ bình trà…

Bàn tiệc tiếp khách được trang trí tạo cảm giác ấm cúng giữa hai bên họ hàng.

Trang trí cho backdrop sân khấu đám hỏi. Chuẩn bị phông có ghi tên cô dâu chú rể, ngày ăn hỏi để chào đón nhà trai và là chỗ chụp ảnh kỷ niệm ghi nhớ lại khoảnh khắc của hai bên họ hàng.

Ghi lại kỉ niệm trong nghi lễ với backdrop đẹp cùng bạn bè, người thân.

Ngoài ra nhà gái cần trang trí cầu thang, cổng đám hỏi, hoa để bàn,… để thể hiện sự chu đáo của mình dành cho nhà trai.

Hoa, nến, quà cho khách hai bên họ hàng có thể được trang trí trên bàn mâm quả.

Đội bê tráp nữ

Nhà gái cần có đội bê tráp nữ để đỡ tráp cho đoàn ăn hỏi của họ nhà trai. Về trang phục thì các bạn nữ của cô dâu sẽ được nhà gái thuê đồ, ưa chuộng nhất hiện nay là áo dài cách tân. Cô dâu cũng cần chuẩn bị phong bao lì xì cho đội bê tráp, số lượng mỗi người một phong bì.

doi-be-trap-hai-phong

Đội bê tráp có thể là bạn bè, người thân của họ nhà gái.

Bên cạnh đó nhà gái cần thuê thợ chụp ảnh để ghi lại các hình ảnh của cô dâu với bạn bè, người thân trước giờ làm lễ và những khoảnh khắc đáng nhớ trong nghi lễ ăn hỏi.

Tổ chức tiệc tại nhà

Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Sau đó cả hai gia đình sẽ cùng nhau trò chuyện và mời nước và bàn bạc về đám cưới của đôi uyên ương. Khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.

dat-tiec-an-hoi-hai-phong

Tiệc mặn đãi đám hỏi tại nhà thông thường gồm 5-6 món. Nên có đầy đủ các món từ gạo, rau củ, thịt heo, thịt gia cầm, hải sản… Những món này sẽ tượng trưng cho cuộc sống dư dả của đôi vợ chồng trong tương lai. Trên đây là những khâu chuẩn bị dành cho nhà gái để buổi đám hỏi hoàn hảo, trọn vẹn.

Website: https://thanhlich.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/banhtrungthuthanhlich/